Công nghệ ghép màng nhiệt không keo

Lĩnh vực thiết kế, in ấn hiện nay đang có những bước tiến khá xa và rõ rệt. Việc đầu tư hệ thống máy móc in ấn và sản xuất rất được chú trọng và ngày càng hiện đại hơn. Những dòng máy móc, vật tư này giúp làm tăng năng suất cũng như chất lượng sản phẩm. Trong số đó thì công nghệ ghép màng nhiệt không keo cũng được đưa vào sử dụng khá rộng rãi, được đánh giá cao hơn so với các công nghệ cũ.

Công nghệ ghép màng nhiệt không keo được dùng để thay thế phương pháp ghép màng bằng keo sữa. Nó tỏ ra hiệu quả hơn với nhiều ưu thế vượt trội. Dĩ nhiên phải có lý do chính đáng nào đó thì người ta mới ưa chuộng và sử dụng công nghệ ghép màng này nhiều đến như thế. Vậy bạn có muốn biết những lý do đó là gì không?

Công nghệ ghép màng nhiệt không keo 1
Công nghệ ghép màng nhiệt không keo được dùng để thay thế phương pháp ghép màng bằng keo sữa

Công nghệ ghép màng không keo là gì?

  • Màng ghép không keo là mang BOPP
  • Màng có độ dày cơ bản từ 16 – 20mic
  • Sử dụng màng ghép không keo cho hiệu quả rất cao về độ bóng, mờ; độ bám dính rất tốt trên mọi loại chất liệu
  • Đầu tư cho công nghệ ghép màng không keo cần đầu tư máy móc là máy ghép màng không keo và vật liệu là màng ghép không keo

Máy cán màng nhiệt không keo

  • Máy cán màng nhiệt không keo có hệ thống lô ép lớn, hệ thống lô dẫn màng được thiết kế để tối ưu hóa việc căng phẳng màng trước khi ghép;
  • Máy có nhiều dạng cấu hình: Thủ công, bán tự động và hoàn toàn tự động để có thể linh hoạt phù hợp với nhiều khổ giấy trên thị trường;
  • Máy ghép màng nhiệt không keo được ứng dụng được với hầu hết các loại chất liệu như Metallize, PVC, PP, PET, decal nhựa, giấy,…
Công nghệ ghép màng nhiệt không keo 2
Máy ghép màng nhiệt không keo

Ưu điểm của công nghệ ghép màng nhiệt không keo

  • Cơ chế hoạt động của công nghệ này khá đơn giản; có thể dễ dàng thích nghi với mọi môi trường sản xuất;
  • So với những công nghệ ghép màng cũ thì với công nghệ ghép màng nhiệt không keo này cho chất lượng sản phẩm tốt hơn nhiều; nhất là khi ghép màng mờ trên các sản phẩm cao cấp;
  • Khắc phục được các nhược điểm trong quá trình co việc phun bột gây ra và không bị lằn cấn từ tờ này sang tờ khác. Sạch sẽ hơn nhiều;
  • Khá là tiết kiệm thời gian vì khi cán có thể tách tờ ngay lập tức để chuyển qua công đoạn khác;
  • Có thể kiểm soát được chất lượng ngay sau khi ghép màng nên hạn chế được mức độ hao phí do cán màng lỗi gây ra;
  • Khi cán màng nhiệt không keo lên giấy thì sẽ có độ dính chắc chắn hơn nhiều;
  • Ít xảy ra những lỗi như bị phồng rộp, nổi bọt trên bề mặt sản phẩm;
  • Tuổi thọ của sản phẩm cán màng nhiệt không keo khá lâu dài. Trong thời gian sử dụng không bị bong tróc hay ố vàng;
  • Có thể dùng để ghép màng trên mọi loại chất liệu, mọi loại giấy khác nhau. Trong đó có cả decal nhựa và cả giấy metallize nữa.
Công nghệ ghép màng nhiệt không keo 3
Màng ghép nhiệt
  • Chi phí đầu tư vào công nghệ, máy móc, vật tư không quá lớn;
  • Sử dụng màng ghép nhiệt không keo đảm bảo an toàn vệ sinh môi trường; Đáp ứng tốt yêu cầu về tiêu chuẩn của các sản phẩm cao cấp và xuất khẩu;
  • Giá thành sản phẩm của công nghệ ghép màng nhiệt không keo không cao hơn so với công nghệ ghép màng bằng keo sữa;

Nhược điểm của công nghệ ghép màng nhiệt không keo

Mặc dù đang được rất nhiều cơ sở in ấn lựa chọn sử dụng; thay thế những công nghệ ghép màng cũ nhưng không phải là công nghệ này không có hạn chế. Bên cạnh rất nhiều những ưu điểm tuyệt vời như thế thì chúng ta cũng cần nhìn lại những điểm chưa thực sự nổi bật ở đây. Chúng có thể là:

  • Tốc độ ghép màng chưa thực sự quá nhanh hơn như mong đợi
  • Phù hợp hơn so với ghép màng số lượng ít; còn khi làm với số lượng nhiều thì chi phí bỏ ra lại cao hơn
  • Không cán được với các loại giấy khổ lớn.
5/5 - (5 bình chọn)

Xem thêm

Bàn in lụa – một thiết bị quan trọng của công nghệ in lụa

Là một trong các kỹ thuật in ấn, in lụa đã có mặt từ cách đây rất lâu. …