Kỹ thuật sử dụng máy cán màng nhiệt

Là một công đoạn quan trọng trong dịch vụ in ấn, cán màng nhiệt là hoạt động cán lên về mặt sản phẩm một lớp màng nylon siêu mỏng. Nó làm tăng độ bền màu, độ dày, chống thấm nước cho sản phẩm; nó cũng giúp sản phẩm có độ sáng, bóng hơn; bảo vệ sản phẩm không bị bụi bẩn và hoàn toàn có thể lau chùi bằng khăn ướt.

Cán màng nhiệt cần có sự tác động của nhiệt độ cao và lực ép, và chúng đều được tạo ra từ máy cán máng nhiệt. Trong khi đó, máy cán màng nhiệt có rất nhiều loại của nhiều hãng sản xuất khác nhau. và khi sử dụng chúng, người thợ cán màng có thể sử dụng các kỹ thuật cán màng khác nhau. Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng, yêu cầu và tình hình tài chính để có được sự lựa chọn phù hợp.

Kỹ thuật sử dụng máy cán màng nhiệt 1
Có khá nhiều kỹ thuật cán màng trên giấy

Các kỹ thuật sử dụng máy cán màng nhiệt

Cán màng

Đây là cách phủ lên bề mặt ấn phẩm một lớp màng là BOPP. loại màng này có hai dạng:

  • Cán bóng
  • Cán mờ

Khi cán, người ta sẽ sử dụng máy cán màng và cuộn màng. Cuộn màng sẽ được xả ra rồi đem tráng trước 1 lớp keo kết dính. Giấy in sẽ được đưa vào từng tờ, qua hệ thống trục lăn để ép màng lên trên bề mặt giấy. Trong khi đó cũng sẽ có một trục khác cuộn và thu hồi giấy lại thành cuộn tròn hoặc là thành từng tờ rời. Chờ cho đến khi lớp keo được khô thì người ta sẽ tiếp tục xả lại thành tờ bằng tay.

Cán UV

Cán UV hay còn gọi là phủ UV. Nghĩa là sẽ có một lớp màng mực UV được phủ lên trên bề mặt ấn phẩm. Có hai kiểu cán UV đó là:

  • Cán UV toàn phần: Phủ lên toàn bộ bề mặt ấn phẩm.
  • Cán UV từng phần: Chỉ phủ mực UV lên những vị trí, chi tiết cần có hiệu ứng đặc biệt hơn mà thôi.
Kỹ thuật sử dụng máy cán màng nhiệt 2
Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng sản phẩm mà khách hàng sẽ lựa chọn kiểu cán màng phù hợp

Cán gân

Kỹ thuật cán này sẽ tạo cho giấy một bề mặt gân. Và người ta tạo ra nó bằng cách cán qua 2 trục kim loại có khắc gân. Nếu như những kỹ thuật cán khác sẽ phủ lên bề mặt ấn phẩm một vật liệu nào đó khác thì kỹ thuật cán gân chỉ làm biến dạng bề mặt giấy mà thôi.

Cán lắc

Cán lắc hay còn gọi là phủ lắc. Ở kỹ thuật cán này, người ta sẽ phủ một lớp mực lắc lên trên bề mặt giấy. Nhờ đó mà trông ấn phẩm có vẻ đẹp hơn nhiều. Và nó cũng bền hơn so với ban đầu.

Cán láng

Kỹ thuật sử dụng máy cán màng nhiệt 3
Mục đích chung của các kiểu cán màng vẫn hướng đến cái đẹp và chất lượng sản phẩm

Ở kỹ thuật cán này, tờ giấy in sẽ được phủ lên trước một lớp verni. Sau đó người ta mới mang giấy qua máy cán láng. Điều này sẽ giúp cho bề mặt tờ giấy in được láng bóng hơn. Tính thẩm mỹ của nó cũng được cải thiện đáng kể.

Cán màng keo

Cán màng keo là cách người ta dùng máy ép cán màng nhiệt trước. Rồi sau đó mới dùng một cuộn màng có keo sẵn để phủ màng lên sản phẩm. Cuộn màng này khác với loại plastic ép ảnh thường thấy.

Kỹ thuật sử dụng máy cán màng nhiệt 4
Cán màng rất dễ gây ra lỗi cho sản phẩm nên cần cẩn thận trong mọi chi tiết

Bên cạnh đó còn có một số lưu ý khác đối với các loại màng mà người dùng nên để tâm hơn. Cụ thể thì có hai loại màng để lựa chọn khi sử dụng máy cán màng. Bao gồm:

  • Màng dùng keo sữa: Loại này thì có ưu điểm đó là về giá thành, giá của nó rẻ hơn. Tuy nhiên so về độ tiện lợi, nổi trội thì lại không. Với loại màng này, khi cán sẽ thường bị xuất hiện các đốm nhỏ li ti. Nguyên nhân là do bọt keo sữa gây ra.
  • Màng cán nhiệt: Là loại màng đã được phủ sẵn một lớp keo Eva. Khi dùng loại màng này thì người dùng chỉ cần cho qua máy cán màng nhiệt là đã có thể hoàn thiện. Cán màng nhiệt có độ dính màng trên giấy tốt hơn so với màng dùng keo sữa; đồng thời cũng không tạo ra những bọt nhỏ li ti trên bề mặt sản phẩm sau khi cán xong. Mặc dù giá của màng cán nhiệt không cao hơn là bao nhiêu. Nên hiện đây là loại màng cán đang được ưa chuộng nhất trên thị trường hiện nay.
5/5 - (5 bình chọn)

Xem thêm

Bàn in lụa – một thiết bị quan trọng của công nghệ in lụa

Là một trong các kỹ thuật in ấn, in lụa đã có mặt từ cách đây rất lâu. …