Là một trong các kỹ thuật in ấn, in lụa đã có mặt từ cách đây rất lâu. Có thể nó in lụa là một trong những kỹ thuật in lâu đời nhất và vẫn còn phổ biến đến ngày hôm nay. Vì có những sự cả thiến, thay đổi về vật liệu làm khuôn in thì ngày nay, in lụa còn được gọi là in lưới.
Mục lục
Khi tiến hành công việc in ấn bằng công nghệ in lụa thì cần đến khá nhiều loại thiết bị khác nhau. Ngoài mực in, màu in rất cần thiết; khung in lụa hết sức quan trọng; do gạt mực không thể thiếu thì bàn in lụa cũng vậy. Thiếu bàn in lụa thì công việc không thể tiến hành được. Và hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về thiết bị này – bàn in lụa.
Vai trò của bàn in lụa
Bàn in lụa giữ nhiệm vụ đảm bảo cho các hoa văn sẽ được in một cách chính xác nhất; đạt được độ sắc nét như ý khi in lên sản phẩm.
Và một điều nữa, bàn in lụa cũng ảnh hưởng rất nhiều đến năng suất cũng như hiệu quả của quá trình in ấn khi nó được thiết kế, bố trí một cách hợp lý, bài bản.
Yêu cầu đối với bàn in lụa
Muốn hình ảnh in được chính xác và đảm bảo thì tất cả các yếu tố về kích thước, bề mặt, nơi bố trí,… của bàn in lụa phải được tính toán cẩn thận. Cụ thể:
Mặt bàn in lụa
Phải phẳng hoàn toàn; không được lồi lõm. Bởi vì nếu lõm thì mực in sẽ không được đều còn lồi thì sẽ làm cản trở sự hoạt động của doa gạt mực. Đồng thời cũng làm hỏng bản lưới.
Độ cao bàn in lụa
Điều này còn phải phụ thuộc vào độ cao của người in. Làm sao mà người in có thể khom lưng vừa phải để đẩy dao gạt mực. Nhất là khi in những sản phẩm lớn trên vải, trên kính hay trên thùng carton.
Không để quá cao, như thế thì lực đẩy dao gạt không đều, hình in cũng vì thế mà màu sắc không được hài hòa; người in cũng sẽ bị mỏi tay khi phải rướn lên cao.Tuy nhiên cũng không nên quá thấp. Bởi nếu thấp quá, người đó sẽ phải khom lưng nhiều gây mỏi; như vậy sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả công việc.
Thông thường độ cao khoảng từ 70 – 80 cm là hợp lý.
Độ dài và độ rộng bàn in lụa
2 điều này còn phụ thuộc vào yêu cầu của công việc cũng như không gian của cơ sở in nữa. Bình thường thì chiều rộng của bàn in lớn hơn chiều rộng của sản phẩm in khoảng từ 20 – 30cm.
Bên cạnh những loại bàn in thường thì trong một số trường hợp cần in số lượng lớn thì sẽ sử dụng những kiểu bàn in đặc biệt hơn, có kích thước phù hợp với mục đích in ấn. Những loại bàn in đó có thể là bàn in nhỏ để in các sản phẩm nhỏ như in card, in thẻ tên, in danh thiếp; bàn in xoay để in nhiều màu lên áo…
Bố trí bàn in lụa
Nên đặt bàn in ở vị trí có trang bị đầy đủ các thiết bị chiếu sáng. Có như vậy thì mới dễ dàng kiểm tra, quan sát trong quá trình in.
Cấu tạo của bàn in lụa
Bàn in lụa thông thường gồm có 2 bộ phận chính đó là: mặt bàn và khung bàn. Và chúng ta cũng sẽ tìm hiểu kỹ hơn về 2 thành phần này và những yêu cầu đối với chúng.
Mặt bàn in lụa
- Mặt bàn in phải phẳng, mịn; chắc chắn; có độ đàn hồi nhất định.
- Có thể đặt nằm ngang hoặc nằm nghiêng một góc 10 – 15 độ để dễ dàng đưa dao gạt mực hơn.
- Mặt bàn có thể làm từ tấm gỗ dày 2cm; rộng từ 8 – 10cm; hay cũng có thể làm từ các tấm kim loại, bê tông mỏng. Hiện nay thì mặt bàn được làm từ các tấm kim loại phẳng là chủ yếu; hoặc không làm dùng một tấm kính lớn để làm mặt bàn in lụa. Tấm kính sẽ dễ dàng hơn cho việc in các vật liệu mỏng như nylon, giấy và có thể lắp đèn ở dưới gầm bàn.
- Khi tiến hành in các vật liệu mềm có bề mặt không nhẵn và khó có định thì sẽ cần đến một loại vật liệu phủ. Vật liệu này thường là vải hay nỉ len dày 4 – 6mm. Nó giúp tăng độ đàn hồi và ma sát. Hơn nữa cũng giúp bảo vệ bàn in lụa khỏi bị ảnh hưởng của mực in, hóa chất, hồ dán,…
Khung bàn in lụa
- Đây chính là khung được đặt để nâng đỡ toàn bộ mặt bàn và các thiết bị phụ trợ khác ở dưới. Vì thế mà đòi hỏi khung ban in lụa phải được thiết kế chắc chắn, rộng và thoáng.
- Cần phải có sự hợp lý giữa bàn in lụa và khung in lụa để việc ráp, vệ sinh dễ dàng hơn.
- Chân bàn in lụa có thể được làm từ sắt, gỗ hay bê tông.