In lụa được đánh giá là một phương pháp in đơn giản, nhanh chóng và mang lại hiệu quả công việc khá tốt. In lụa được ứng dụng rộng rãi trong đời sống, nhiều ngành nghề khác nhau. Ví dụ may mặc, thời trang, các sản phẩm gia dụng, thiết bị điện tử, các sản phẩm từ giấy,…
Mục lục
Để có thể linh hoạt phù hợp với những sản phẩm riêng biệt, những mục đích sử dụng khác nhau thì sẽ còn những loại mực khác nhau cho từng trường hợp. Và mực dùng trong in lụa vì thế cũng rất đa dạng. Hiện nay thị trường mực in lụa cũng khá phong phú, phải có đến hàng trăm loại mực in khác nhau. Muốn phân biệt được các loại cũng không phải là điều dễ dàng. Và để đơn giản hóa vấn đề, chúng ta có thể phân theo 3 nhóm mực in.
Mực in lụa gốc nước
Có thể hiểu một cách đơn giản, mực gốc nước là loại mực được tạo ra bởi những thành phần gốc nước. Mực gốc nước thường lành tính nên không gây độc hại, rất an toàn cho người sử dụng. Đó cũng là lý do người ta cũng thoải mái hơn khi sử dụng những loại mực gốc nước này.
Muốn nhận diện được những loại mực này không phải là điều khó khăn gì. Bạn hoàn toàn có thể thử trước khi mua mà. Loại mực gốc nước trước hết có thể hòa tan dễ dàng trong nước. Khi sử dụng những loại mực gốc nước này, chúng có thể khô tự nhiên mà không cần sấy phơi hay xử lý nhiệt.
Trong ngành in thì người ta thường sử dụng mực gốc nước cho in trên vải là nhiều nhất. Sau nữa là ứng dụng in trên chiếu cói, mây tre…
Mực in lụa gốc dầu
Cũng tương tự như vậy, mực gốc dầu cũng được tạo ta từ các thành phần gốc dầu. Thông thường là được điều chế từ các thành phần gốc dầu có trong dầu mỏ.
Nếu muốn biết đó có phải mực gốc dầu không thì bạn có thể đưa lên ngửi. Thường các loại mực này đều có mùi dầu. Còn mùi nặng hay nhẹ thì còn tùy thuộc và từng loại khác nhau.
So với các loại mực khác thì mực gốc dầu có độ bám tốt hơn. Khi sử dụng mực gốc dầu trong quá trình in ấn thì người ta sẽ sử dụng thêm dung môi dầu để pha chế in.
Nếu như mực gốc nước an toàn, thân thiện thì mực gốc dầu lại khá độc hại. Độ độc lại của mực gốc dầu được phân chia theo từng mức độ như không chì, không kim loại nặng, không fomandehyde, không phthalete,… Tùy thuộc vào những tiêu chuẩn an toàn tiêng để giúp bảo vệ người sử dụng, thường xuyên tiếp xúc với chúng.
Mực UV
Cũng là một loại mực gốc dầu. Song có một điểm khác đó là khi sử dụng loại mực UV này, muốn để chết mực thì phải dùng tia UV để sấy mới được.
Mực UV có thể dùng để in cho nhiều loại chất liệu khác nhau. Đặc biệt hơn là mực có độ bám cực kỳ tốt. Với những người quen nhìn thì có thể phát hiện ra ngay được đó có phải là mực UV hay không. Mực UV có độ trong suốt đặc trưng.
Trong những trường hợp muốn sản phẩm in đạt được độ bóng, mờ hay hat trên bề mặt thì người ta sẽ sử dụng mực UV.