Trong ngành in nói chung và lĩnh vực in áo quần nói riêng thì in nổi là một kỹ thuật in được sử dụng tương đối phổ biến. Kỹ thuật in tạo ra các ký tự, các hình ảnh cần in nằm cao hơn mặt vải. Vì thế mà in nổi còn được gọi là in cao.
Mục lục
Một vài thông tin về kỹ thuật in nổi
– Kỹ thuật in nổi được phát triển từ in lụa.
– Các phần tử trên khuôn in sẽ nằm cao hơn so với các phần tử không in.
– Khi in, các hình ảnh trên khuôn in sẽ nằm ngược chiều.
– Mực in sẽ được truyền lên vật liệu in thông qua một tấm lưới.
– Là một trong những kỹ thuật in cao cấp với chi phí in không hề nhỏ.
– Kỹ thuật in nổi này tương tự với in 3D, in theo khuôn.
– Chỉ được thực hiện với những đơn hàng số lượng lớn.
– Sử dụng các loại mực in như mực plastisol, mực nổi, cao dẻo, cao laps,…
Các dạng in nổi
Tạo chữ, hình ảnh nổi
Ở trường hợp này, các mẫu ký tự, họa tiết sẽ được in nổi trên bề mặt sản phẩm do tác dụng tạo bọt xốp của mực in khi sấy hoặc hấp. Để có thể thực hiện được công việc này, người ta sẽ sử dụng thành phần mực in có phần đặc biệt hơn. Cụ thể, trong công thức mực có sử dụng chất gây nở để tạo hình nổi. Chất gây nở này có thể có nguồn gốc từ cao su thiên nhiên hoặc nhựa tổng hợp. Chúng đều có khả năng chuyển thành xốp khi hấp.
Sau khi in và sấy thì sản phẩm sẽ được hấp bằng hơi nước bão hòa hoặc gia nhiệt bằng không khí nóng. Hai trường hợp này đều đặt ở nhiệt độ 130 – 150oC. Khi đó binder (tạo màng) sẽ chuyển thành màng xốp tạo ra hình nổi trên mặt sản phẩm. Trong một số trường hợp khác, người ta có thể còn có thể sử dụng máy ép nhiệt thay cho hấp và gia nhiệt. Cách làm này giúp giảm chi phí sản xuất xuống rất nhiều.
Tạo vân nổi
Ứng dụng cho vải may mặc hoặc vải dùng trang trí. Theo đó, người ta sẽ sử dụng loại vải xenlulo hoặc loại vải pha. vải được ngâm tẩm bằng dung dịch nhũ tương của loại nhựa cao phân tử bán đa tụ đã được cán đều và sấy khô. Tiếp tục, vải sẽ được cán ép giữa 2 trục có nhiệt độ khoảng 140 – 150oC. Và một trong hai trụ này là có khắc chìm mẫu hoa có kích thước tương ứng. Khi qua khe ép thì nhựa bán đa tụ sẽ chuyển thành màng và tạo lên những vân nổi trên mặt vải nhờ tác dụng nhiệt và áp lực.
Những hạn chế của in nổi
– Tuy mang bạn sản phẩm ấn tượng và đẹp mắt song in nổi có độ bền không cao.
– Khi sử dụng một sản phẩm có họa tiết in nổi bạn sẽ thấy chúng có độ xốp khá lớn.
– Bị phản ứng và tác động mạnh với dung môi cũng như các chất tây rửa mạnh.
– Lưu ý là khi giặt không được ngâm trong xà phòng quá lâu.