Tem nhãn mác vài được ứng dụng chủ yếu trong lĩnh vực may mặc và đối với một sản phẩm thời trang bất kỳ thì đều không thể không có nhãn mác được. Dù đó là hàng cao cấp, hàng xuất khẩu hay là hàng nội địa.
Mục lục
Tem nhãn mác vải được cho là dấu hiệu để nhận biết thương hiệu sản phẩm. Thông thường ở trên đó người ta sẽ in thông tin doanh nghiệp; vị trí may sản phẩm và hướng dẫn cách giặt, bảo quản sản phẩm. Không những là khẳng định thương hiệu; chống hàng giả, hàng nhái mà nhãn mác vải này cũng còn là một cách để doanh nghiệp quảng bá hình ảnh thương hiệu.
Ứng dụng của nhãn mác vải
Nhãn mác vải có được gọi bằng những cái tên khác như tem dệt, tem vải, nhãn vải, tem nhãn vải hay ruy băng, satin,…
Với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực may mặc, giày da thì nhãn mác vải vô cùng quan trọng. Được xem là một phần không thể thiếu của một sản phẩm hoàn chỉnh. Vì thế mà các doanh nghiệp này luôn luôn có nhu cầu sử dụng và sử dụng nhiều. Bất kể đó là những dòng sản phẩm nào. Từ quần áo, chăn, ga, gối, nệm, màn hay lên cặp, giày dép,…
Thông thường, nhãn mác vải được phân ra thành 2 ranh giới. Đó là làm nhãn mác vải cho sản phẩm có xuất xứ và làm nhãn mác vải cho sản phẩm không có xuất xứ. Đồng thời chúng cũng được chia thành nhiều loại, nhiều cấp khác nhau như quần áo. Bao gồm loại hàng hiệu, hàng độc, hàng nhập và cả hàng thùng nữa.
Phân loại nhãn mác vải theo chất liệu
Ngoài những cách phân loại trên đây thì còn có thể phân loại nhãn mác vải theo chất liệu. Chúng được làm bằng nhiều chất liệu khác nhau tùy hợp với từng sản phẩm của từng doanh nghiệp khác nhau. Và cụ thể, chúng ta có thể phân ra các loại như:
– Nhãn mác vải ruban satin dệt biên. Loại này thường được dùng cho phần cổ áo. Chính nhờ đặc điểm là chất vải bóng láng mịn nên ruban satin sẽ không làm cho người mặc bị ngứa hay khó chịu..
– Nhãn mác vải cotton. Được dùng chủ yếu cho các mặt hàng quần áo cao cấp. Cotton là cho chất lượng nhãn mác vải được mềm, mát và không gây ngứa.
– Nhãn mác vải polyester: Loại nhãn mác vải này bình dân, thông dụng. Có thể dùng được cho nhiều dòng sản phẩm khác nhau. Sản phẩm càng cao cấp thì mật độ dệt có thể càng cao hơn hoặc làm 2 lớp.
Cách sản xuất tem nhãn mác vải
Có hai cách để các doanh nghiệp có thể lựa chọn để làm nên những mẫu nhãn mác cho các sản phẩm của mình:
- Dệt nhãn mác vải: Sản phẩm sẽ bền bỉ hơn. Cùng với khoảng thời gian sử dụng của sản phẩm thì nhãn mác dệt cũng sẽ tồn tại như thế. Loại tem nhãn này khá mềm mại, mịn màng nên không gây dị ứng hay làm ngứa da tại vị trí có gắn mác. Và dĩ nhiên nó sẽ không bị phai màu, không bị ố vàng và cũng không bị biến dạng gì cả.
- In nhãn mác vãi: So với dệt thì cách này nhanh chóng đơn giản hơn. Hình ảnh, thiết kế được in trên nhãn mác cũng đa dạng và nổi bật hơn. Song lại kém bền hơn so với nhãn dệt.
Các kích thước nhãn mác phổ biến
Tem nhãn vải thường có các hình dáng phổ biến như hình vuông hoặc hình chữ nhật. Và mỗi nhãn mác đề có kích thước chiều dài và chiều rộng.
Ở đây chúng ta có một số kích thước phổ biến theo chiều dài x chiều rộng như: 5cm x 2cm; 3cm x 2cm; 4cm x 5cm; 7cm x 1cm; 3cm x 3cm,…
Các thông tin có trên nhãn mác vải quần áo
– Tên nhà sản xuất
– Logo thương hiệu
– Thông tin hướng dẫn sử dụng: thường chúng sẽ được thể hiện dưới dạng ký hiệu của nhiệt độ, chế độ giặt ủi,…
– Chất liệu của sản phẩm…