Các sản phẩm in ấn ở trên bề mặt bao giờ cũng có một lớp nilon siêu mỏng nhưng lại có độ bền rất cao; đồng thời lớp nilon này cũng khiến cho sản phẩm trở nên thẩm mỹ hơn. Lớp nilon mỏng đó được gọi là màng nhiệt. Sản phẩm sau khi được in ấn xong sẽ được đem đi cán màng nhiệt.
Mục lục
Lợi ích của việc cán màng nhiệt có thể kể đến như làm tăng độ dày của sản phẩm; làm tăng độ sáng bóng cho sản phẩm; giữ cho sản phẩm được bền màu lâu dài hơn; chống thấm nước, tránh bụi bẩn cho sản phẩm,… Có thể coi nó như một lớp màng bảo vệ.
Các sản phẩm từ thẻ card, tờ rơi, catologue, hộp giấy, bao bì, nhãn hàng… đều có thể được cán màng nhiệt. Song không phải trường hợp cán màng nhiệt nào cũng thành công. Có khá nhiều trường hợp sản phẩm sau khi được cán màng sẽ xuất hiện các hạt bong bóng nhỏ. Chúng làm mất độ độ thẩm mỹ của sản phẩm và dễ khiến cho màng bị bong tróc ra hơn. Vậy tại sao lại có những hạt bong bóng như vậy? Có cách nào để xử lý, ngăn chặn tình huống này xảy ra hay không? Đó chính là vấn đề mà chúng ta sẽ đề cập đến hôm nay.
Nguyên nhân và cách xử lý khi sản phẩm cán màng bị bong bóng
Do mực in
Là mực in ở trên sản phẩm. Tưởng chừng như hai công đoạn này tách rời nhau nhưng lại có ảnh hưởng rất lớn đến nhau đấy. Muốn cán màng được đẹp, hoàn hảo thì sản phẩm in phải thực sự hoàn thiện và hài hòa. Trong một số trường hợp, mực in lại là vấn đề gây lỗi cán màng. Nhưng đều có cách giải quyết cả thôi.
- Do mực in quá dày: Vì bạn không thể in lại được nên thay và đó hãy tăng độ chính của keo lên cho phù hợp. Đồng thời cũng tăng áp lực, tăng nhiệt độ cán màng; hoặc cũng có thể là vừa tăng áp lực, vừa tăng nhiệt độ.
- Do mực chưa khô: Hãy nên để mực khô hoàn toàn rồi mới đem đi cán màng cũng chưa muộn.
Do nhiệt độ
Bởi vì đây là cán màng nhiệt, sử dụng nhiệt độ cao và áp lực là chính. Vậy nên chúng ta cần quan tâm nhiều hơn đến vấn đề nhiệt độ. Trong trường hợp này, nhiệt độ cũng là một trong những nguyên nhân gây hiện tượng hạt bong bóng sau khi cán màng ở sản phẩm. Cụ thể:
- Nhiệt độ bề mặt của lô cán quá cao. Có thể giảm nhiệt độ bề mặt lô bằng cách làm mát càng sớm thì càng tốt. Có thể sử dụng không khí làm mát hoặc là ngắt điện tạm thời.
- Nhiệt độ khô khi cán quá cao: Khi nhiệt độ khô cao, bề mặt lớp chất kết dính sẽ khô nhanh và như vậy sẽ khiến cho sản phẩm bị bong bóng. Nên hãy giảm, điều chỉnh nhiệt độ khô sao cho thích hợp.
Do keo kết dính
Trong trường hợp này thì là do keo được phân bố không đều hoặc quá ít khi keo ở nồng độ cao nên khi cán màng sẽ làm xuất hiện các bong bóng. Có một giải pháp để giúp làm giảm bớt nồng độ của keo chính là khuấy kỹ keo hơn trước khi đem cán. Hoặc cũng có thể điều chỉnh độ dàu của lớp keo sao cho hợp lý hơn.
Do màng nhiệt
Nếu như màng nhiệt của bạn bị nhăn, bị gấp hay màng bị giãn không đồng đều thì khi cán nhiệt, nó sẽ gây nên bong bóng. Thế nên trước khi cán nên điều chỉnh độ căng của màng nhiệt. Hoặc tốt nhất thì nên thay một cuộn màng khác để đảm bảo chất lượng tốt nhất.
Do giấy, sản phẩm in
- Hiện tượng sẽ xảy ra thường xuyên hơn khi cán giấy dày. Bong bóng ở liên kết nối giữa hai tờ giấy vì hai tờ giấy bị đè chồng lên nhau trước khi cán. Có thể xử lý được. Trong trường hợp, rìa của các sản phẩm in ấn lớn thì bạn có thể liên tục điều chỉnh biến truyền tay quay ngược chiều kim đồng hồ để hai tờ giấy chỉ chồng lên nhau ở mức độ nhất định; còn nếu rìa sản phẩm in nhỏ thì bạn có thể điều chỉnh khoảng cách thích hợp hơn. Nhưng dù sao thì khoảng cách này cũng không nên quá lớn.
- Rìa lá sen trên sản phẩm: Đó là hiện tượng khi các sản phẩm chất trong kho, độ ẩm không đồng đều, rìa sản phẩm ẩm hơn nên sẽ gây ra hiện tượng rìa lá sen của sản phẩm. Vì thế nên làm khô sản phẩm trước khi cán màng nhiệt. Nếu không sẽ gây ra hiện tượng bong bóng không mong muốn.